Đối với các bậc phụ huynh có có nhỏ, vấn đề sức khỏe và sự phát triển của trẻ luôn được quan tâm nhất. Chính vì vậy, khá nhiều người cảm thấy lo lắng khi con đã gần 1 tuổi nhưng răng vẫn chưa mọc. Vậy trẻ chậm mọc răng có phải là bất thường ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe không? Các bố mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Trẻ chậm mọc răng có nguy hiểm không?
Nhìn thấy con trẻ lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày là niềm vui của mọi bậc phụ huynh. Vì vậy, việc theo dõi tình hình sức khỏe, sự phát triển thể chất của các bé là điều luôn được các bố các mẹ quan tâm.
Bên cạnh các chỉ số về chiều cao, cân nặng… thì tốc độ và số lượng răng mọc cũng là một trong số những tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ.
Do đó, rất nhiều vị phụ huynh lo lắng khi thấy bé chậm mọc răng, hoặc mọc ít hơn những trẻ cùng trang lứa. Vậy trẻ chậm mọc răng vì sao?
Di truyền là một vấn đề vô cùng phức tạp. Các gen lặn có thể không biểu hiện ra ở thế hệ bố mẹ nhưng vẫn có khả năng xuất hiện ở con cái. Nếu con bạn đã khá lớn nhưng vẫn chưa thấy mọc răng hoặc mọc ít, đây rất có thể là do di truyền gây ra.
Tại sao trẻ mọc răng chậm? Nhiều bé mọc răng chậm do yếu tố di truyền
Bạn có thể tìm hiểu trong gia đình, họ hàng trước đó đã có ai bị chậm mọc răng hay chưa. Nếu có thì bạn không cần phải quá lo lắng. Bé nhà bạn có thể đã nhận di truyền này từ thế hệ trước thôi.
Câu hỏi: “Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi không”?
Trong 2 năm đầu, cơ thể bé đòi hỏi phải có lượng dinh dưỡng lớn, đặc biệt là canxi, vitamin D, protein… để giúp trẻ phát triển.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng chính là việc dinh dưỡng không cân đối.
Canxi, vitamin D là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và răng ở trẻ nhỏ. Thiếu canxi sẽ khiến các mầm răng không phát triển hoặc phát triển chậm.
Bé chậm mọc răng có phải thiếu canxi? Thông thường, trẻ dưới 2 tuổi sẽ hấp thụ canxi chủ yếu qua sữa mẹ. Những trẻ bú sữa ngoài hoặc bú mẹ nhưng chất lượng sữa mẹ kém thường là đối tượng chủ yếu mắc chứng chậm mọc răng.
Bên cạnh đó, nếu lượng photpho trong cơ thể bé cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khiến lượng canxi sụt giảm gây mọc răng chậm.
Tại sao bé mọc răng chậm? Thiếu canxi có thể dẫn đến răng mọc chậm
Cùng với canxi, vitamin D cũng có vai trò quan trọng với sự phát triển của xương và răng. Vitamin D thường được hấp thụ chủ yếu qua thức ăn và ánh nắng mặt trời.
Vitamin D là một chất tan trong dầu nên nếu chế độ ăn của bé không có đủ chất béo sẽ khiến khó hấp thu vitamin D gây còi xương, chậm mọc răng.
Một số trẻ bị mắc các bệnh lý về hormone, gen như: bệnh down, suy tuyến yên, tuyến giáp… cơ thể không hoạt động bình thường cũng có thể dẫn đến chậm mọc răng.
Tuy nhiên, tỷ lệ này khá ít và để xác định chính xác cần phải có những xét nghiệm chuyên sâu, cụ thể. Nhiều trẻ có răng mọc không đều, cái cao, cái thì khá thấp khiến cho nhiều cha mẹ nhầm tưởng rằng con mọc răng chậm.
Thật ra, răng trẻ đã mọc đủ nhưng do các tác động từ ngoại lực bên ngoài nên không phát triển đều. Nó có thể gây ảnh hưởng đế sự phát triển sau này của răng vĩnh viễn.
Bé chậm mọc răng vì sao? Trẻ mọc răng chậm có thể do sâu hoặc gãy răng trước đó
Các tác động từ bên ngoài khiến răng sữa hỏng, gãy, phải nhổ trước khi đến kỳ thay răng (ví dụ như ngã, sâu răng…) khiến lợi tự sinh phát triển trùm lên lỗ hổng răng ngăn cản răng thay thế mọc lên, làm chậm quá trình mọc răng của trẻ.
Trẻ ăn ngủ sinh hoạt bình thường, vậy tại sao trẻ chậm mọc răng?
Trẻ mọc răng chậm đôi khi có nguyên nhân đến từ việc mẹ sinh non, sinh thiếu tháng. Việc sinh thiếu tháng khiến lượng dinh dưỡng trước khi ra đời của trẻ bị thiếu hụt, tích lũy không đủ để chuẩn bị cho quá trình mọc răng. Vì vậy trẻ có thể mọc răng chậm hơn so với trẻ sinh đủ hoặc thừa tháng.
Vậy trẻ mọc răng chậm có sao không? Làm sao để biết bé nhà mình chậm mọc răng?
Để phát hiện sớm tình trạng trẻ em chậm mọc răng, bố mẹ cần chú ý theo dõi quá trình phát triển cũng như sinh hoạt thường nhật của bé. Tiến trình mọc răng tiêu chuẩn của trẻ như sau:
Bé sẽ bắt đầu mọc răng từ giai đoạn 6-8 tháng tuổi
Vậy bé chậm mọc răng có sao không? Chiếu theo lịch trình trên, nếu bé đã được khoảng 9-10 tháng mà chưa mọc răng thì có thể tính là trẻ mọc răng chậm.
Tuy nhiên, các bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đôi khi trẻ mọc răng chậm có thể do một số vấn đề sinh lý.
Trẻ em chậm mọc răng có sao không? Nếu trẻ vẫn ăn ngủ sinh hoạt bình thường thì bạn không nên quá lo lắng và nên tiếp tục theo dõi thêm 1-2 tháng nữa.
Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sút cân, chậm phát triển chiều cao, cử động kém linh hoạt, phản ứng chậm… thì bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
Khi phát hiện ra bé có những dấu hiệu của việc răng mọc chậm, bố mẹ cần đưa con đi khám để xác định chính xác trẻ mọc răng chậm vì sao.
Nếu đã thăm khám kỹ lưỡng và xác định được bé chậm mọc răng do các vấn đề dinh dưỡng thì bạn nên có sự điều chỉnh thực đơn cho trẻ.
Rất nhiều vị phụ huynh lo lắng bé chậm mọc răng phải làm sao? Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng thế nào? Sau đây là một số gợi ý của bác sĩ:
– Tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Thực đơn nên chứa đầy đủ: đường, tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin, chất xơ… Để thúc đẩy hấp thu vitamin D, có thể thêm dầu vào bột hoặc cháo của bé.
– Bổ sung thêm các sản phẩm nhiều canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…
– Bổ sung vitamin D và canxi cho bé ở dạng thuốc nếu cần thiết nhưng phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
– Cho bé tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng trước 9 giờ hoặc buổi chiều sau 5 giờ. Khuyến khích trẻ vận động, ngủ đủ giấc để kích thích ăn uống, tránh suy dinh dưỡng.
– Bổ sung các loại vitamin và chất xơ thông qua các loại nước ép cho bé.
– Đối với mẹ bầu, cần phải ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Tuyệt đối tránh kiêng khem để không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.
Bên cạnh những giải pháp dinh dưỡng, bố mẹ cũng nên tập cho con thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày. Cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa, hạn chế ăn vặt. Nếu có thì phải tập cho bé súc miệng ngay sau khi ăn vặt.
Khi bé mọc răng chậm phải làm sao?
Nếu trẻ đã có răng, tập cho trẻ đánh răng 2 lần vào sáng và tối. Thường xuyên đưa trẻ đến nha sĩ để bé làm quen và hình thành thói quen thăm khám nha khoa định kỳ.
Bạn nên chọn những nha khoa uy tín có hệ thống cơ sở vật chất phát triển và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Việc này đảm bảo cho bạn và bé được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, chuẩn đoán chính xác và thao tác tinh chuẩn nhất.
Trẻ mọc răng chậm phải làm sao? Phụ huynh nên cho trẻ đi khám nha khoa nếu trẻ có hiện tượng chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng không phải là một vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần thường xuyên quan tâm và chú ý đến sức khỏe răng miệng của bé.
Tìm hiểu thêm:
>>> Cách đánh răng đúng cách như thế nào? 7 Cách đánh răng trắng sạch.