Thời gian tháo mắc cài luôn là sự mong chờ của những người niềng răng. Tuy nhiên không phải ai cũng vui mừng vì có thể họ sẽ đối mặt với kết quả niềng răng hỏng. Vậy niềng răng hỏng là như thế nào? Làm sao để khắc phục khi niềng răng bị hỏng? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây
Niềng răng là phương pháp phục hình răng được ưa chuộng nhất hiện nay vì tính an toàn, hiệu quả của nó mang lại.
Bên cạnh rất nhiều trường hợp niềng răng thành công, răng trở nên đều, đẹp đúng vị trí đem lại nụ cười rạng rỡ, tự tin thì vẫn còn một số trường hợp niềng răng hỏng, gây cho “khổ chủ” những nỗi lo lắng, rắc rối.
Bác sĩ sẽ gắn những mắc cài và dây cung lên bề mặt răng của bạn, sau đó tác dụng lực từ từ để đưa răng về đúng vị trí theo đúng phác đồ điều trị.
Thông thường, khoảng thời gian niềng răng là 12-24 tháng, vậy trong khoảng thời gian này, ta có thể nhận biết niềng răng hỏng là như thể nào không? Dấu hiệu của những ca niềng răng hỏng ta có thể thấy như sau:
1. Lệch mặt, lệch nhân trung
Niềng răng chuẩn sẽ giúp điều chỉnh các răng về đủng vị trí đảm bảo răng cố định theo trục khuôn mặt. Bác sĩ cũng thường lấy trục đối xứng gương mặt để có phác đồ điều trị hợp lý, ở đây là đường giữa của hàm trên sẽ trùng với hàm dưới, tính thẳng từ nhân trung, đỉnh mũi, khiến gương mặt trở nên hài hòa, cân đối.
Khi tháo niềng răng, bạn thấy khuôn mặt bạn bị lệch mà không phải do mặt lệch bẩm sinh, răng không đối xứng nhân trung thì bạn đã niềng răng hỏng.
2. Tình trạng răng không được cải thiện
Niềng răng là phương pháp hoàn hảo để bảo vệ răng thật, sau 1 khoảng thời gian bạn thấy răng của mình không được cải thiện thì đây là dấu hiệu của niềng răng hỏng.
Tình trạng răng hô, cười hở lợi, răng móm càng ngày càng lộ rõ hơn khiến gương mặt của bạn trở nên mất tự nhiên, khó khăn trong việc ăn nhai, giao tiếp.
Hình ảnh niềng răng hỏng khiến vị trí răng không được cải thiện
3. Đau hàm, răng chết tủy
Bác sĩ tác dụng lực quá mạnh lên dây cung khiến răng di chuyển nhanh sẽ làm bạn cảm thấy ê buốt đau đớn khi không thể thích nghi ngay được.
Thông thường, cảm giác tức răng sẽ hết sau vài ngày, tuy nhiên trong trường hợp đau đớn kéo dài, đau hàm liên tục thì có nghĩa hàm của bạn đã được nắn chỉnh sai cách, khiến khớp nhai có vấn đề…
Tình trạng đau răng lâu ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tủy răng, dần dần sẽ khiến răng chết tủy khiến cơn đau răng càng ngày càng mạnh hơn, ê buốt hơn.
4. Gây các bệnh răng miệng
Gắn mắc cài sai cách cũng là nguyên nhân niềng răng bị hỏng, từ đó mắc cài dễ khiến môi và nướu bị tổn thương, dần dần dẫn tới các bệnh răng miệng nghiêm trọng.
Người niềng răng thường dễ mắc các bệnh lý răng miệng hơn những người bình thường khác, vậy nên khi thấy các bệnh như viêm nha chu, tụt lợi, sâu răng… diễn ra liên tục, không thể điều trị dứt điểm thì cũng có thể đây là một dấu hiệu của niềng răng hỏng.
Niềng răng bị hỏng luôn là nỗi trăn trở của những người niềng răng vì khi đã mất thời gian và tiền bạc nhưng lại không được kết quả như mong muốn. Vậy niềng răng bị hỏng là do đâu?
Có thể bạn không biết 80% ca niềng răng thành công là do cơ sở nha khoa chất lượng với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn cùng phác đồ điều trị hiệu quả, cơ sở vất chất công nghệ hiện đại.
Khi đến các cơ sở nha khoa không đảm bảo, bạn sẽ gặp phải những vấn đề gây niềng răng bi hỏng như:
– Chẩn đoán tình trạng sai khiến phác đồ điều trị răng không hiệu quả, thành quả sau khi niềng răng không được cải thiện so với ban đầu.
– Tay nghề kém khiến kỹ thuật điều chỉnh răng bị sai.
– Cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu, không an toàn với răng miệng và chính sức khỏe của người niềng răng.
Kỹ thuật của bác sĩ không đảm bảo khiến niềng răng hỏng
20% còn lại để không gặp phải tình trạng chỉnh nha hỏng là do chính cách chăm sóc răng miệng của bạn. Bạn phải tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả niềng răng thành công.
– Không sử dụng hàm duy trì sau khi niềng răng nên không đảm bảo răng ở đúng vị trí.
– Đánh răng sai cách sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng, tụt lợi diễn ra khiến kết quả niềng răng không như mong muốn.
– Không sử dụng bàn chải kẽ, máy tăm nước dẫn đến tình trạng thức ăn thừa đọng lại trong khoang miệng, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xuất hiện gây ra các bệnh răng miệng nghiêm trọng.
– Ăn các đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng ảnh hưởng không nhỏ tới men răng, cấu tạo răng.
– Không thường xuyên đến nha khoa để điều trị chỉnh răng, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình niềng răng, là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới niềng răng hỏng.
Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ thấy sự thay đổi dần dần của răng trở về đúng vị trí khiến răng trở nên đều và đẹp hơn. Tuy nhiên,, với những ca niềng răng hỏng bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả sau:
Niềng răng bị hỏng khiến răng trở nên lệch lạc, sai khớp cắn
– Răng trở nên xô lệch, không đúng vị trí, sai lệch khớp cắn dẫn đến không đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
– Răng trở nên yếu hơn, nhạy cảm hơn với đồ nóng, lạnh, các yếu tố ngoại cảnh khiến khả năng rụng răng diễn ra cao hơn.
– Mất thời gian và tiền bạc của người niềng răng khi kết quả niềng răng không như mong muốn. Hội niềng răng hỏng sẽ phải tìm một cơ sở nha khoa khác dể điều trị lại để có hàm răng chắc khỏe, đều hơn.
– Dễ gặp các vấn đề răng miệng nghiêm trọng, khó khăn hơn trong quá trình điều trị khi chúng diễn ra trong thời gian dài mà không được giải quyết dứt điểm
Khi nhận thấy những dấu hiệu của những ca niềng răng bị hỏng, tùy vào giai đoạn cụ thể, bạn nên có những giải pháp để đối phó với niềng răng bị hỏng thì phải làm sao.
Ở trong giai đoạn đang niềng răng, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ nha khoa của mình để đưa ra những giải pháp cải thiện tình trạng răng của bạn.
Bác sĩ có thể điều chỉnh lại dây cung, mắc cài để bạn cảm thấy thoải mái hơn. Việc điều chỉnh trong khi đang niềng sẽ đỡ mất thời gian hơn so với quá trình tháo mắc cài.
Những ca niềng răng hỏng sẽ dễ nhận biết hơn sau khi tháo mắc cài, tuy nhiên việc điều chỉnh lại sẽ gặp khó khăn hơn. Bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn về tình trạng răng.
Bài viết đã đưa ra những thông tin về niềng răng hỏng, cũng như giải pháp để điều trị niềng răng hỏng hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể comment phía dưới để được hỗ trợ.
Răng số 5 có vai trò quan trọng đặc biệt trong chức năng ăn nhai và không thể thay thế. Vậy răng số 5 là răng nào? Niềng răng nhổ răng số 5 có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ giải thích mọi thắc mắc của bạn về chiếc răng này. I – ...
Tháo niềng răng là việc đáng mong chờ nhất của các bạn niềng răng. Vậy tháo niềng niêng như thế nào? Có gì cần chú ý sau khi tháo chỉnh niềng răng? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây: I – Tháo niềng răng như thế nào? ...
Niềng răng xong bị móm là biến chứng rất hay bắt gặp. Nó cũng là một trong những nỗi lo của nhiều người. Biến chứng này làm thay đổi kết cấu khuôn mặt và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bị ảnh hưởng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng là gì? Làm ...
Niềng 2 răng cửa luôn là sự quan tâm rất lớn của nhiều người. Bởi đây là phương pháp có thể rút ngắn thời gian mà vẫn có thể đem lại tính hiệu quả rất cao. Vậy bài viết dưới đây là một số thông tin rất hữu ích khi niềng 2 răng cửa? Làm ...
Thưa bác sĩ, răng em hơi hô nên em muốn đi niềng răng để cải thiện nụ cười. Bác sĩ có thể tư vấn cho em biết niềng răng ở Đại học Y Hà Nội có tốt không? Còn trung tâm nha khoa nào uy tín có thể thực hiện niềng răng được ạ? (Mỹ ...
Cả một quá trình niềng răng bệnh nhân có thể đeo niềng từ 18-36 tháng có thể sẽ phải lâu hơn. Nhưng thời thời gian điều trị bao lâu cũng phụ thuộc khá nhiều yếu tố cũng như tình trạng mà bệnh nhân gặp phải. Tuy nhiên vẫn xuất hiện một số trường hợp niềng ...